THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE ĐẠP ĐIỆN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE ĐẠP ĐIỆN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE ĐẠP ĐIỆN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE ĐẠP ĐIỆN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE ĐẠP ĐIỆN
THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE ĐẠP ĐIỆN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE ĐẠP ĐIỆN

    THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE ĐẠP ĐIỆN

     

    Nhập khẩu xe đạp điện có khó không?

    Nhập khẩu xe đạp điện có phải làm đăng kiểm không  ?

    Các giấy tờ cần thiết để nhập khẩu xe đạp điện?

    Mã HS xe đạp điện là gì?

    Thuế nhập khẩu xe đạp điện là bao nhiêu? 

    Xe đạp điện là phương tiện dễ sử dụng cho các sinh viên học sinh hoặc một số người có nhu cầu di chuyển cự ly gần trong thành phố. Để có thể nhập khẩu xe đạp điện thì chúng ta cần kiêm tra chất lượng an toàn kỹ thuật ở cục đăng kiểm Việt Nam.

    Xe đạp điện nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao Thông Vận tải ban hành kèm theo thông tư số 63/2011/TT – BGTVT ngày 22/12/2011. Hàng hóa thuộc Danh mục này được thực hiện theo nguyên tắc sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường, hoặc đưa và khai thác, sử dụng phải được chứng nhận công bố hoặc thử nghiệm, nghiệm thu phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hoặc quy định về quản lý chất lượng tương ứng do Bộ Giao thông Vận tải ban hành.

    Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ngày 01/11/2013 của Bộ Giao thông Vận tải “ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện” (có hiệu lực từ 01/01/2014). Trong đó quy định tiêu thụ động cơ điện của xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà máy và không được lớn hơn 250W.

    Thủ tục đăng kiểm xe đạp điện

    Về thuế nhập khẩu xe đạp điện

    Theo thông tư số 166/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ Tài Chính ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện khu vực thương mai tự do ASEAN – Trung Quốc. Khi nhập khẩu có C/O form E thì thuế nhập khẩu được hưởng theo ACFTA và được vận chuyển thẳng từ các 9 nước ASEAN (gồm: Bruney, Philipin, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Singapore, Thái Lan) và Trung Quốc đến Việt Nam. Hàng nhập khẩu từ khu phi thuế quan tại Việt Nam nếu có C/O Form E cũng được hưởng thuế suất ACFTA

    Về hồ sơ thủ tục nhập khẩu xe đạp điện

    • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tờ khai trị giá hàng hóa
    • Hợp đồng mua bán hoặc đơn đặt hàng.
    • Hóa đơn thương mai
    • Vận đơn
    • Giấy phép nhập khẩu
    • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

    Thủ tục đăng kiểm xe đạp điện

    • Bản đăng kí kiểm tra chất lượng của xe
    • Bản sao chụp chứng từ nhập khẩu.
    • Tài liệu giới thiệu tính năng kĩ thuật hoặc bản đăng kí thông số kĩ thuật. 
    • Bản mô tả nhãn hàng hóa.

     Nơi tiếp nhận hồ sơ:

        Cơ sở thử nghiệm: trung tâm thử nghiệm xe cơ giới (VMTC).

    Về Mã Hs của xe đạp điện:

    Quý Khách hàng có thể tham khảo Hs code sau:

    - 8711.90.91: Xe mô tô chạy điện.

    - 8711.90.99: Loại khác.

    Mã Hs Code của xe đạp điện các bạn có thể tham khảo mã: 87119090

     

    Thuế nhập khẩu xe đạp điện

    Dựa trên mã HS tham khảo, và biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành (cụ thể là 2022) thì thuế nhập khẩu của mặt hàng xe đạp điện như sau:

    Thuế nhập khẩu thông thường là: 82,5%

    Thuế nhập khẩu ưu đãi là: 55%

    Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có C/O form E là: 45%

    Thuế VAT là: 10%

     

    Các bước nhập khẩu xe đạp điện

    Bước 1: Liên hệ người bán hàng và theo dõi quá trình đóng gói hàng hóa.

    Bước 2: Kiểm tra chứng tứ nhập khẩu bao gồm Invoice, Packing list, Contract,C/O

    Bước 3: Lấy booking từ đại lý hãng tàu. Booking thể hiện rõ nơi đi, nơi đến, tên hàng, số khối, trọng lượng

    Bước 4: Nhận thông báo hàng đến và debit note của hãng tàu và thanh toán để lấy lệnh giao hàng.

    Bước 5: Khi hàng về:

    - Mở tờ khai hải quan tại cửa khẩu, kèm theo giấy đăng ký đã được cấp từ hệ thống của BGTVT

    - Đăng ký mang hàng về kho bảo quản, kéo hàng về kho

    - Mang mẫu đến Cục Đăng kiểm tiến hành kiểm tra và lấy kết quả.

    Bước 6: Nộp bổ sung kết quả kiểm tra chất lượng cho hải quan để thông quan nhập khẩu.

    Bước 7: Khi hàng đã được thông quan, dán tem hợp quy mới có thể đưa ra thị trường

    Bước 8: Lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng, báo cáo thuế và kiểm tra sau thông quan (nếu có)

    Công ty vận chuyển quốc tế - Giá cước vận tải biển, hàng không.

    Công ty logistics chúng tôi được thành lập từ năm 2008, đến nay công ty đã hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho đối tác 

    Tại Việt Nam công ty logistics chúng tôi có hệ thống văn phòng chi nhánh khắp 3 miền như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Dương. và hơn 300 nhân sự

    Công ty logistics cước vận chuyển toàn cầu có mạng lưới chi nhánh, đối tác rộng khắp từ China, Taiwan, Korea, Singapore, Malaysia...tới châu Âu, châu Mỹ , Úc luôn đảm bảo cho việc giao nhận hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh và an toàn nhất.

    Công ty logistics cước vận chuyển quốc tế - cuocvanchuyen.vn

    Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

    Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

    Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS

    Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

    Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng

    Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng

     

    Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty logistics đáng tin cậy tại Việt Nam, hãy liên hệ với công ty logistics chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

     

    Coppyright © 2017 cuocvanchuyen.vn.Design by Nina.vn
    Close
    Cước vận chuyển & phụ phí

    Quý khách hãy liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ tốt nhất.

    Cảng đi
    Cảng đến
    Cước vận chuyển & phụ phí USD
    Thời gian vận chuyển