BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN

BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN

BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN

BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN

BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN
BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN

BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN

    BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN 

    Người bảo hiểm (Insurer):

    Là người ký kết hợp đồng bảo hiểm với người được bảo hiểm, nhận rủi ro tổn thất về phía mình và được hưởng một khoản phí bảo hiểm.

    Người bảo hiểm là các công ty bảo hiểm.

    Người được bảo hiểm (Insured):

    Là người có quyền lợi bảo hiểm được một công ty bảo hiểm đảm bảo. Người có quyền lợi bảo hiểm là người mà khi có sự cố bảo hiểm xảy ra thì dẫn họ đến một tổn thất, một trách nhiệm pháp lý hay làm mất đi của họ những quyền lợi được pháp luật thừa nhận.

    Ví dụ: Chủ hàng là người được bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa.

    Đối tượng bảo hiểm (Subject matter insured):

    Là đối tượng mà vì nó người ta phải ký kết hợp đồng bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm gồm 3 nhóm chính: tài sản, con người và trách nhiệm nhân sự.

    Trị giá bảo hiểm (Insurance Value):

    Là trị giá của tài sản và các chi phí hợp lý khác có liên quan như phí bảo hiểm, cước phí vận tải, lãi dự tính.

    Trị giá bảo hiểm là khái niệm thường chỉ được dùng với bảo hiểm tài sản.

    Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount):

    Là số tiền mà người mua bảo hiểm kê khai và được công ty bảo hiểm chấp nhận.

    Số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì gọi là bảo hiểm dưới giá trị, bằng giá trị bảo hiểm thì gọi là bảo hiểm tới giá trị, nếu lớn hơn thì gọi là bảo hiểm trên giá trị. Khi bảo hiểm lớn hơn giá trị thì phần lớn hơn đó có thể phải nộp phí bảo hiểm nhưng không được bồi thường khi tổn thất xảy ra.

    Phí bảo hiểm (Insurance Premium):

    Là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải đóng cho người bảo hiểm để bồi thường khi có tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra cho đối tượng bảo hiểm.

    Tác dụng của mức miễn thường (MMT):

    Mức miễn thường là số tiền mà tổn thất trong khoảng đó không được bồi thường. Hay nói theo cách khác, mức miễn thường chính là sự chia sẻ trách nhiệm giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm.

    Nguyên tắc thông thường khi áp dụng miễn thường là mức miễn thường càng cao thì phí bảo hiểm càng thấp và ngược lại.

    Miễn thường có khấu trừ: khi giá trị tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì bảo hiểm chỉ bồi thường cho phần vượt quá mức miễn thường mà thôi.

    Miễn thường không khấu trừ: khi tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì bảo hiểm sẽ bồi thường 100% giá trị tổn thất.

    Ý nghĩa của mức miễn thường:

    Giảm bớt công việc xử lý và giải quyết bồi thường của người bảo hiểm đối với những tổn thất nhỏ, vì những tổn thất nhỏ thường xuyên xảy ra. Vì vậy, khi xét thấy tổn thất dưới mức miễn thường, người được bảo hiểm phải tự mình xử lý và đề phòng, hạn chế tổn thất.

    Hợp đồng bảo hiểm có quy định mức miễn thường sẽ khiến cho người được bảo hiểm quan tâm và có trách nhiệm hơn trong việc đề phòng và hạn chế tổn thất.

    Miễn thường có khấu trừ thường áp dụng trong trường hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đối với những loại hàng có đặc tính hao hụt tự nhiên. Thông thường mức miễn thường bằng mức hao hụt tự nhiên của hàng hóa.

    Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.

    Điều kiện bảo hiểm chiến tranh:

    Theo điều kiện này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hóa do:

    Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khời nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào;

    Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ;

    Mìn, thủy lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác;

    Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.

    Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơn các rủi ro thông thường. Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hóa được xếp lên tàu biển và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng, tùy theo điều kiện nào xảy ra trước. Nếu có chuyển tải, bảo hiểm vẫn có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng chuyển tải.

    Đối với rủi ro mìn và ngư lôi trách nhiệm của người bảo hiểm được mở rộng ra cả khi hàng hóa còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không vượt quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi có thỏa thuận đặc biệt khác.

    Điều kiện bảo hiểm đình công:

    Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do:

    Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy;

    Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị;

    Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.

    Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của những người đình công mà không chịu trách nhiệm về thiệt hại do hậu quả của đình công gây ra.

    Trách nhiệm của bảo hiểm về mặt không gian và thời gian:

    Bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi nhận hàng rời khỏi kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm có ghi trên hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc tại một trong các thời điểm sau:

    Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng của người nhận hàng hoặc một người nào khác tại nơi nhận có ghi trong hợp đồng bảo hiểm;

    Khi giao hàng cho bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay tại nơi nhận hàng ghi trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm dùng làm:

    Nơi chia hay phân phối hàng hoặc

    Nơi chứa hàng ngoài hành trình vận chuyển bình thường.

    Trong quá trình vận chuyển nói trên nếu xảy ra chậm trễ ngoài sự kiểm soát của người được bảo hiểm, tàu đi chệch hướng dỡ hàng bắt buộc, chuyển tải ngoại lệ hoặc thay đổi hành trình thì hợp đồng bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện người được bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểm biết về việc xảy ra và phải trả thêm phí bảo hiểm nếu có yêu cầu.

    Công ty logistics Việt Nam

    Công ty logistics chúng tôi được thành lập từ năm 2008, đến nay công ty đã hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho đối tác 

    Tại Việt Nam công ty logistics chúng tôi có hệ thống văn phòng chi nhánh khắp 3 miền như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Dương. và hơn 300 nhân sự

    Công ty logistics cước vận chuyển toàn cầu có mạng lưới chi nhánh, đối tác rộng khắp từ China, Taiwan, Korea, Singapore, Malaysia...tới châu Âu, châu Mỹ , Úc luôn đảm bảo cho việc giao nhận hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh và an toàn nhất.

     

     

     

    Công ty logistics vận chuyển quốc tế - cuocvanchuyen.vn

    Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

    Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

    Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS

    Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

    Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng

    Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng

    Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp có thể liên hệ chúng tôi - công ty logistics cuocvanchuyen để được tư vấn chi tiết hơn.

    Tham khảo thêm bài biết về bảo hiểm trên Cước Vận Chuyển: RỦI RO TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓATỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU.

    Nếu cần hỗ trợ hay mua bảo hiểm cho hàng hóa hãy liên hệ với chúng tôi.

     

     

     

    Coppyright © 2017 cuocvanchuyen.vn.Design by Nina.vn
    Close
    Cước vận chuyển & phụ phí

    Quý khách hãy liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ tốt nhất.

    Cảng đi
    Cảng đến
    Cước vận chuyển & phụ phí USD
    Thời gian vận chuyển